Tin bài

NHỮNG ĐIỂM DỪNG CHÂN KHÔNG THỂ BỎ LỠ KHI ĐẾN VỚI CAO NGUYÊN ĐÁ HÀ GIANG

Cao nguyên đá Hà Giang mỗi độ tháng 10 được tô thắm bởi màu xanh của cây, cỏ. Màu tím, hồng của những đóa Tam Giác Mạch, nổi bật trên màu trầm của núi đá. Phong cảnh núi rừng cùng với tiết khí trời lành lạnh vào thu, khiến những ai đã từng một lần được chiêm ngưỡng sẽ không thể nào quên. Nhưng điều khiến người ta phải ngỡ ngàng đâu chỉ có cánh đồng Tam Giác Mạch mà còn là những trải nghiệm khác lạ, những điểm dừng chân đầy hấp dẫn xuyên suốt hành trình đến với Cao nguyên đá Hà Giang. Nếu bạn đang có ý định du lịch Hà Giang thì hãy ghi nhớ những điểm dừng chân này nhé.

1. Thung lũng Sủng Là

Trên tuyến quốc lộ 4C, nối những thị trấn trên mảnh đất Hà Giang, cách huyện Đồng Văn hơn 20km. Thung lũ Sủng Là được ví như một bức tranh rực rỡ của đất trời khiến ai đã từng bước vào bức tranh đó sẽ chẳng lỡ bước ra.

Người Hà Giang còn gọi Sủng Là là “ốc đảo”, bởi nơi đây vốn là thung lũng nằm gọn trong cao nguyên đá Đồng Văn. Còn những người thích du lịch bụi gọi Sủng Là là “đóa hoa hồng” của cao nguyên đá. Làng văn hóa Lũng cẩm, nhà của Pao là những điểm dừng chân không thể bỏ lỡ khi đến với thung lũng Sủng Là.

Làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm nơi sinh sống của hơn 60 hộ dân của ba dân tộc là Lô Lô, H’Mong và Hán từ nhiều thế hệ. Tuy nhiên, số lượng người H’mong sinh sống tại đây là nhiều hơn cả và còn lưu giữ được nhiều văn hóa truyền thống. Khi tới đây, du khách sẽ đươch lắng nghe những bài hát, thưởng thức những điệu mua mang nhiều ý nghĩa về giáo dục và quan niệm sống của họ.

Vốn là một bản làng nhỏ bé và còn nhiều khó khăn nhưng nhờ sự phát triển du lịch Hà Giang những ngày trở lại đây mà ngôi làng được thay áo mới trở thành một trong những điểm dừng chân không thể bỏ qua khi đến với  cao nguyên đá Hà Giang.

Nhà của Pao- ngôi nhà mang đậm kiến trúc của đồng bảo dân tộc Hà Giang, Ngôi nhà của ông Mua Súa Páo đã được đạo diễn Ngô Quang Hải chọn làm bối cảnh quay phim “Chuyện của Pao”, chuyển thể từ tác phẩm “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” của nhà văn Đỗ Bích Thuỷ. Đến nay, ngôi nhà trở thành điểm tham quan hấp dẫn với khách du lịch tới Hà Giang.

Cổng vào nhà Pao được làm bằng gỗ, chân cột và tường rào bằng đá, mái ngói âm dương phủ kín dấu vết thời gian. 

2. Rừng thông Yên Minh

 Rừng thông Yên Minh nằm cách thành phố Hà Giang khoảng 100km về phía Đông Bắc, men theo quốc lộ 4C từ Cán Tỷ lên trung tâm phố huyện chạy qua 3 xã: Bạch Đích, Na Khê, Lao Và Chải. Hai bên đường, thông mọc thẳng tắp, trải dài hàng chục km tạo thành một khung cảnh đẹp mê lòng người.

Khi đến với đất Yên Minh vào buổi sáng sớm khi làn sương mờ ảo vẫn còn bao phủ khắp cánh rừng thông, trong không khí se se lạnh của buổi sáng khiến cho du khách ngỡ mình đang đi giữa những rừng thông ở Đà Lạt. Vì ưu điểm này, nơi đây được ví như Đà Lạt của miền Bắc 

Bước vào rừng thông Yên Minh du khách như được tách rời khỏi những ồn ào, náo nhiệt của tiếng còi xe, cũng những âm thanh hối hả của nhịp sống thành phố. Tại đây tận hưởng không khí mát mẻ giữa rừng thông và những thảm cỏ xanh mơn mởn. 

3. Phó Bảng

 Phó Bảng là thị trấn huyện lỵ của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang khoảng 120km. "Thị trấn ngủ quên" nằm sâu trong thung lũng đá tai mèo này là nơi sinh sống của người Mông, người Lô Lô trong huyện. Dường như ở Phó Bảng, xô bồ, ồn ào của cuộc sống ngoài kia không thể "chạm tới", một Phó Bảng rất đỗi bình yên!

Nằm khuất sau những rặng núi đá cao chót vót nên nhiều người gọi Phó Bảng là thị trấn ngủ quên hay thị trấn bị lãng quên. Bởi cuộc sống của người dân nơi đây trở nên nhỏ bé, đơn sơ bên nếp nhà, nép mình bên các hốc đá cao trên triền núi. 

Cư dân ở Phó Bảng chủ yếu là đồng bào dân tộc Hoa và H’Mông, sống giản dị bên những nương ngô, núi đá, nơi mà cuộc sống còn nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng nơi đây lại đem lại cho người ta cảm giác bình yên đến lạ, chỉ muốn dừng chân lâu thêm một chút để cảm nhận nhịp sống chầm trậm trôi.

Bình luận

CHUYỂN LỜI NHẮN ĐẾN CHÚNG TÔI

Để nhận ưu đãi lớn cho đặt phòng trực tiếp!

Đặt phòng ngay
0219.650.6666